Biển hiệu văn phòng là một phần không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp tạo dấu ấn và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Hơn nữa, đây còn là cách hiệu quả để giới thiệu về các sản phẩm và dịch vụ công ty đang cung cấp. Do đó việc thiết kế bảng hiệu văn phòng cần sự cẩn thận để đảm bảo phản ánh đầy đủ các giá trị của công ty. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về biển hiệu văn phòng là gì Hữu Toàn Office? Vai trò và những quy định đặt biển hiệu văn phòng qua bài viết sau đây.
Biển hiệu văn phòng là gì?
Biển hiệu văn phòng là loại biển thông tin phổ biến nhất trong môi trường doanh nghiệp. Đây được coi là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định vị trí và chỉ đường đến văn phòng.
Thông thường, biển hiệu được đặt ở phía trước cổng văn phòng để thuận tiện cho khách hàng và đối tác tìm kiếm. Ngoài ra, trong trường hợp văn phòng nằm trong các tòa nhà cao ốc, biển hiệu cũng thường được đặt ở sảnh hoặc mặt tiền tòa nhà. Không chỉ có tác dụng trang trí, biển văn phòng còn là bộ mặt của doanh nghiệp. Do đó, nhiều công ty đầu tư kỹ lưỡng vào thiết kế và sản xuất biển hiệu văn phòng. Việc này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào uy tín của doanh nghiệp.
Biển hiệu văn phòng còn giúp nhân viên dễ dàng xác định vị trí làm việc của họ, đồng thời làm tăng tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp cho không gian văn phòng. Nếu được thiết kế đẹp, độc đáo và phù hợp với phong cách của doanh nghiệp, biển hiệu văn phòng có thể trở thành một công cụ quảng cáo hiệu quả, thu hút khách hàng và đối tác.
Quy định đặt biển hiệu văn phòng?
Theo quy định tại điều 34 Luật Quảng cáo 2012, Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thể hiện:
- Thông tin về cơ quan chủ quản trực tiếp
- Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tương ứng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Địa chỉ và số điện thoại
Chữ viết trên biển hiệu cần tuân thủ quy định:
Phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp sử dụng Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên biển hiệu, khổ chữ nước ngoài không được vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Kích thước biển hiệu tuân thủ các quy định như sau:
- Với biển hiệu ngang, chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không quá chiều ngang mặt tiền nhà
- Với biển hiệu dọc, chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m, không được vượt quá chiều cao tầng nhà nơi đặt biển hiệu
Vị trí treo biển hiệu tại cơ sở, trụ sở kinh doanh không được che chắn không gian thoát hiểm, không lấn ra vỉa hè gây ảnh hưởng đến giao thông công cộng. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật và các quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Xem thêm:
- Mẫu tủ tài liệu cho văn phòng phổ biến nhất hiện nay
- Tổng hợp các tư thế ngồi chuẩn cho dân văn phòng
Vì sao nên đặt biển hiệu văn phòng ?
Khi đi bộ trên đường, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp vô số bảng hiệu quảng cáo giới thiệu về các công ty, đa dạng về kích thước và hình thức. Đây là một phương pháp tiếp thị truyền thống mà từ trước đến nay vẫn đem lại hiệu quả lớn:
- Bảng hiệu giúp người khác dễ dàng nhận biết thương hiệu của bạn, truyền đạt thông điệp về bạn là ai, mục đích của bạn là gì. Đồng thời tạo hình ảnh doanh nghiệp in sâu vào trí nhớ của khách hàng
- Bảng hiệu cung cấp thông tin liên lạc như địa chỉ, số điện thoại, email, fax, không chỉ quảng bá thương hiệu mà còn giúp người dùng dễ dàng liên lạc khi cần
- Làm bảng hiệu giúp định dạng quảng cáo trên đường phố và xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp. Đặc biệt ở các đô thị lớn, một biển quảng cáo ấn tượng tại vị trí thuận lợi có thể thu hút khách hàng tiềm năng
Các loại biển hiệu văn phòng phổ biến hiện nay
Các dạng biển hiệu văn phòng phổ biến trên thị trường bao gồm:
Bảng hiệu văn phòng:
Mỗi doanh nghiệp khi thuê văn phòng thường trang bị một bảng hiệu văn phòng để dễ dàng định vị và chỉ dẫn đến vị trí văn phòng trong tòa nhà. Thông thường, bảng hiệu văn phòng được đặt trước cửa văn phòng để làm cho đối tác và khách hàng dễ dàng tìm kiếm vị trí của công ty.
Ngoài ra, tại một số tòa nhà cao ốc, các doanh nghiệp cũng được phép đặt biển hiệu công ty tại sảnh hoặc mặt ngoài của tòa nhà để tiếp cận đối tác và khách hàng một cách thuận lợi.
Biển chỉ dẫn công ty:
Biển chỉ dẫn có nhiệm vụ hướng dẫn vị trí và giúp khách hàng, đối tác và nhân viên dễ dàng tìm kiếm văn phòng công ty. Thường được đặt ở những vị trí như hành lang, sảnh, sảnh chờ thang máy, biển chỉ dẫn công ty giúp người xem nhanh chóng xác định vị trí của văn phòng, tầng nào và hướng đi.
Bảng nội quy văn phòng:
Bảng nội quy tòa nhà quy định những nội quy cụ thể trong tòa nhà mà tất cả doanh nghiệp, cán bộ nhân viên và đối tác phải tuân thủ. Thường được đặt ở sảnh hoặc các vị trí hành lang trên từng tầng để thuận tiện theo dõi.
Biển tên để bàn:
Mẫu biển tên để bàn thường thể hiện chức danh của cá nhân trong doanh nghiệp, như Giám đốc, Trưởng phòng, Phó Giám đốc, nhân viên giao dịch,…
Biển tên giúp khách hàng và đối tác dễ dàng nhận biết chức danh và vị trí của người đó trong công ty, làm cho quá trình giao dịch và làm việc trở nên thuận tiện hơn. Có nhiều loại chất liệu như gỗ, mica, kính, inox được sử dụng để làm mẫu biển tên để bàn, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người sử dụng.
Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn về khái niệm biển hiệu văn phòng là gì và các loại biển phổ biến trong văn phòng. Mỗi chiếc biển hiệu văn sẽ đồng hành cùng sự phát triển của công ty, có ý nghĩa to lớn về truyền thông, văn hóa, nhận diện thương hiệu. Vì thế, hãy dành nhiều thời gian để lựa chọn và thiết kế các biển hiệu phù hợp nhất.
Thông tin liên hệ:
- Hữu Toàn Office
- Địa chỉ: 101D Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0937606509
- Email: office@huutoanlogistics.com
- Website: https://huutoanoffice.vn
Điều kiện kinh doanh cho thuê văn phòng mới nhất 2023
Thuê văn phòng ảo tại Bình Dương chuyên nghiệp uy tín
14 Tiêu chuẩn văn phòng hạng A bạn nên biết khi đi thuê
Cho thuê văn phòng nhỏ quận 3 với vị trí đắc địa
+99 Mẫu thiết kế văn phòng công ty nhỏ đẹp hiện nay
Mô hình văn phòng ảo là gì? Xu hướng kinh doanh mới