Trong môi trường làm việc hiện đại, nội thất văn phòng không chỉ đóng vai trò thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Việc bảo dưỡng đồ nội thất văn phòng sẽ duy trì vẻ đẹp của không gian làm việc và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị. Từ đó tiết kiệm chi phí và đảm bảo một môi trường làm việc thoải mái và chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu các bước bảo dưỡng đồ nội thất trong văn phòng Hữu Toàn Office ngay sau đây.
Tại sao cần bảo dưỡng đồ nội thất trong văn phòng
Việc bảo dưỡng đồ nội thất trong văn phòng luôn sạch sẽ, gọn gàng và đảm bảo rằng mọi thiết bị hoạt động hiệu quả.
- Tăng tính thẩm mỹ cho tòa nhà: bảo dưỡng nội thất văn phòng bao gồm việc kiểm tra và bảo dưỡng nội thất bên trong và bên ngoài văn phòng như sàn nhà, trần nhà, tường, bàn ghế và các vật dụng khác. Điều này giúp không gian văn phòng luôn được sửa chữa kịp thời nếu có sự cố, thậm chí có thể làm mới không gian làm việc nếu cần
- Đảm bảo hoạt động liên tục của doanh nghiệp: việc bảo trì hệ thống điện trong văn phòng là vô cùng quan trọng. Nếu xảy ra sự cố về điện, mọi hoạt động công việc sẽ bị gián đoạn, gây hậu quả không nhỏ cho doanh nghiệp. Bảo dưỡng nội thất định kỳ giúp tránh được những gián đoạn này, đảm bảo công việc diễn ra liên tục và linh hoạt
- Bảo đảm an toàn cho nhân viên: làm việc trong văn phòng dễ gặp phải các vấn đề về điện, cháy nổ hoặc an ninh. Bảo dưỡng đồ nội thất trong văn phòng sẽ giúp phát hiện và khắc phục mọi vấn đề nhỏ nhất, ngăn ngừa kịp thời các sự cố có thể xảy ra như chập điện, cháy nổ, hoặc vấn đề an ninh
- Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp: nhiều doanh nghiệp xem nhẹ việc bảo dưỡng định kỳ, dẫn đến việc phải tìm đơn vị sửa chữa khi sự cố xảy ra, gây tốn kém thời gian và chi phí. Nếu sử dụng dịch vụ bảo trì từ đầu, mọi công việc sẽ trở nên đơn giản hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tránh gián đoạn hoạt động
Các bước bảo dưỡng đồ nội thất trong văn phòng
Bảo dưỡng đồ nội thất trong văn phòng là một phần không thể thiếu để đảm bảo môi trường làm việc luôn trong tình trạng tốt nhất. Dưới đây là các bước cụ thể:
Chất liệu gỗ:
- Sử dụng chất đánh bóng nội thất uy tín, ưu tiên loại gốc silicone
- Khi chất lỏng đổ lên bề mặt gỗ, lau ngay bằng vải ẩm và sau đó lau khô để tránh để lại vết
- Khuyến khích nhân viên bảo quản tốt đồ đạc, tránh va đập và trầy xước
- Tránh để đồ gỗ trực tiếp dưới ánh nắng để ngăn ngừa mối mọt
Lớp phủ Melamine/Acrylic:
- Nếu tràn chất lỏng, hãy rửa khu vực đó bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng và lau khô ngay
- Sử dụng khăn mềm, ẩm để lau sạch bề mặt bụi bẩn
- Tránh dùng vật cứng hoặc sắc nhọn để cạy vết bẩn
Thủy tinh và pha lê:
- Dùng cồn hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng để lau sạch bề mặt
- Tránh va đập mạnh có thể làm hỏng cấu trúc thủy tinh hoặc pha lê
- Nếu vỡ tinh thể, lau sạch bằng bọt biển hoặc vải mềm và nước xà phòng
- Đánh bóng bề mặt thủy tinh để duy trì độ sáng bóng
Bọc đệm:
- Hút bụi hoặc dùng bàn chải lông mềm để làm sạch hàng tuần
- Khi có nước hoặc dầu tràn ra, thấm ngay bằng vải sạch hoặc bọt biển
- Với chất nhão hoặc rắn, dùng thìa cứng để gạt bỏ và thấm phần còn lại bằng vải
- Lau sạch bằng khăn ẩm thấm hỗn hợp xà phòng hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng, sau đó lau khô
Da và da tổng hợp:
- Hút bụi ở tốc độ thấp và lau bằng vải mềm ẩm có tẩm chất tẩy rửa chuyên dụng khoảng hai lần một tuần
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì mồ hôi có thể làm cứng vật liệu và để lại cặn bẩn
- Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để làm mới khi cần thiết
Xem thêm bài viết:
Cách chọn vách kính cách âm cho văn phòng
10 Lỗi cần tránh khi thiết kế văn phòng bạn nên biết
Các thiết bị cần cần bảo dưỡng gồm những gì?
Dưới đây là các thiết bị cần được bảo dưỡng thường xuyên:
- Bàn ghế: kiểm tra độ ổn định, vết xước và các bộ phận hỏng hóc của bàn làm việc. Làm sạch và bảo vệ bề mặt gỗ hoặc kim loại
- Tủ hồ sơ: kiểm tra khóa, bản lề và các ngăn kéo. Đảm bảo chúng hoạt động trơn tru và không bị kẹt
- Máy tính và thiết bị điện tử: vệ sinh bụi bẩn, kiểm tra dây cáp và các kết nối để đảm bảo chúng hoạt động ổn định
- Hệ thống chiếu sáng: thay thế bóng đèn hỏng và làm sạch các bóng đèn để đảm bảo ánh sáng đầy đủ và không gian làm việc thoải mái
- Ghế văn phòng: kiểm tra cơ cấu nâng hạ, bánh xe và đệm ghế để đảm bảo sự thoải mái và an toàn khi sử dụng
Bảo dưỡng đồ nội thất trong văn phòng giúp để duy trì môi trường làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp. Qua đó nâng cao chất lượng công việc và tinh thần của nhân viên. Hãy thực hiện các bước bảo dưỡng định kỳ để giữ cho văn phòng luôn trong tình trạng tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
Những đồ vật cần tránh đặt trên bàn làm việc
Mẫu tranh treo sau lưng bàn làm việc đẹp hợp phong thủy
Tìm hiểu khám phá trụ sở chính Lazada tại Việt Nam
Khám phá văn phòng làm việc của Apple trên thế giới
6 Cách trang trí cây thông noel trong văn phòng đẹp
Hướng dẫn cách tối ưu không gian văn phòng