Hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng thành lập văn phòng đại diện tại nhiều khu vực khác nhau. Văn phòng đại diện giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động được ủy quyền và mang thương hiệu của doanh nghiệp tới nhiều địa bàn. Vậy, các loại báo cáo của văn phòng đại diện cần thực hiện là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên sau để biết thêm thông tin chi tiết.
Tầm quan trọng của báo cáo của văn phòng đại diện
Báo cáo của văn phòng đại diện có vai trò như sau:
- Định hướng chiến lược: Báo cáo của văn phòng đại diện cung cấp thông tin chi tiết về tình hình hoạt động của văn phòng, bao gồm kết quả kinh doanh, tình hình tài chính, quản lý nhân sự và các mục tiêu, chiến lược phát triển. Thông qua đó, lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động và có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp
- Đánh giá hiệu quả: báo cáo là công cụ để đánh giá hiệu quả vận hành của văn phòng. Cho phép so sánh kết quả thực tế với kế hoạch, đánh giá được mức độ đạt được của các mục tiêu đề ra, từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh nếu cần
- Quản lý ngân sách: thông qua báo cáo của văn phòng đại diện, các nguồn lực tài chính được quản lý một cách hiệu quả hơn. Lãnh đạo có thể đánh giá được tình hình thu chi, nguồn lực sử dụng, đồng thời đưa ra các quyết định liên quan đến ngân sách và đầu tư
- Quản lý nhân sự: bản báo cáo cung cấp thông tin về tình hình nhân sự, bao gồm số lượng, chất lượng lao động, hiệu suất làm việc,… Điều này giúp lãnh đạo có cái nhìn rõ ràng để có những quyết định đúng đắn trong việc phân công công việc, đào tạo nhân sự và xây dựng môi trường làm việc tích cực
Các loại báo cáo của văn phòng đại diện
Các loại báo cáo của văn phòng đại diện cần thực hiện là: báo cáo với sở công thương, báo cáo về lao động – bảo hiểm và báo cáo về nghĩa vụ thuế cho văn phòng đại diện.
Báo cáo với sở công thương
Thời gian nộp báo cáo hoạt động hàng năm của năm N là trước ngày 30/01/N+1.
Báo cáo được nộp tại Sở Công thương cấp tỉnh thành. Có thể nộp trực tiếp tại Sở Công thương, gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua trang thông tin điện tử của Sở Công thương.
Mẫu biểu sử dụng là Báo cáo hoạt động hàng năm theo Mẫu BC-1, ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT.
Trong trường hợp văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không tuân thủ đúng chế độ báo cáo hàng năm, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Mức phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng áp dụng đối với văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực với cơ quan quản lý nhà nước đã cấp giấy phép theo quy định.
Các báo cáo về lao động – bảo hiểm
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cũng phải thực hiện các thủ tục liên quan đến lao động – bảo hiểm tương tự như các doanh nghiệp khác. Cụ thể, đây là một số thủ tục mà văn phòng đại diện phải tiến hành:
- Đăng ký kê khai bảo hiểm bắt buộc theo quy định
- Thực hiện việc đăng ký và ban hành nội quy lao động trong văn phòng đại diện
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và các báo cáo liên quan đến bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Xem thêm bài viết:
8 cách trang trí noel cửa kính văn phòng đẹp ý nghĩa
Những câu slogan hay cho nhóm mà doanh nghiệp nên biết
Báo cáo nghĩa vụ thuế cho văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện cần thực hiện nộp 2 loại thuế là lệ phí môn và thuế thu nhập cá nhân.
Lệ phí môn bài
Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP về miễn lệ phí môn bài, quy định như sau:
- Văn phòng đại diện không xúc tiến thương mại, không hoạt động kinh doanh sẽ không phải nộp thuế môn bài
- Trong trường hợp văn phòng đại diện của công ty có hoạt động kinh doanh, sẽ phải nộp thuế môn bài
Đối với văn phòng đại diện, việc đóng lệ phí môn bài được quy định cụ thể. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, văn phòng đại diện phải thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài.
Thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của Điều 24 và Điều 25 trong Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thực hiện Luật Thuế Thu nhập Cá nhân, văn phòng đại diện có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của cá nhân đó trong văn phòng đại diện. Đồng thời cần tuân thủ các quy định tại Điều 16 của Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc thực hiện một số điều của Luật Quản lý Thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
Về thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân, văn phòng đại diện phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng trong trường hợp có sự phát sinh của các loại thuế phải nộp hoặc nộp thay; đối với các loại thuế không phát sinh, văn phòng đại diện không cần phải nộp hồ sơ khai thuế.
Trên đây là thông tin liên quan đến các loại báo cáo của văn phòng đại diện mới nhất 2024. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hữu Toàn Office để được hỗ trợ tốt nhất. Qúy khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng giá rẻ hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Thông tin liên hệ:
- Hữu Toàn Office
- Địa chỉ: 101D Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0937606509
- Email: office@huutoanlogistics.com
- Website: https://huutoanoffice.vn
Những đồ ăn vặt văn phòng được ưa chuộng nhất 2024
Mã ngành cho thuê văn phòng: Quy định, đăng ký và đối tượng
Văn phòng chia sẻ Gò Vấp giá tốt chuyên nghiệp uy tín
Văn phòng hạng C là gì? Tiêu chuẩn xếp hạng văn phòng hạng C
14 Tiêu chuẩn văn phòng hạng A bạn nên biết khi đi thuê
9 Lợi ích khi thuê văn phòng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp