Hệ thống quản lý tòa nhà văn phòng BMS được các chủ đầu tư công trình, ban quản trị tòa nhà sử dụng phổ biến hiện nay. Hệ thống giúp đảm bảo giám sát, quản lý việc sử dụng và vận hành tòa nhà hiệu quả, kịp thời. Cùng Hữu Toàn Office tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống BMS qua bài viết sau.
Hệ thống BMS là gì?
BMS (Building Management System) là hệ thống quản lý tòa nhà được sử dụng để giám sát và quản lý các hệ thống và dịch vụ cơ, điện trong tòa nhà. Hệ thống BMS bao gồm sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí, kiểm soát truy cập vật lý, hệ thống an toàn cháy nổ, máy bơm nước, thang máy, đèn,…
Hệ thống BMS thu thập dữ liệu từ quanh tòa nhà hoặc cơ sở và theo dõi dữ liệu xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không. Nếu dữ liệu nằm ngoài phạm vi xác định trước, cho thấy các vấn đề có thể xảy ra, hệ thống sẽ gửi cảnh báo đến người quản lý tòa nhà hoặc thiết bị.
Vì sao cần sử dụng BMS trong quản lý tòa nhà văn phòng?
Cần sử dụng BMS trong quản lý tòa nhà văn phòng để tối ưu hóa hoạt động của tòa nhà, đảm bảo sự an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Hệ thống quản lý tòa nhà văn phòng BMS cung cấp thông tin vận hành trong hệ thống tới người quản lý thông qua các báo cáo. Giám sát và quản lý tập trung hệ thống kỹ thuật của tòa nhà giúp thiết bị vận hành hiệu quả, đồng thời giảm chi phí vận hành và số lượng nhân công.
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là hệ thống mở cung cấp giải pháp tích hợp cho các hệ thống bên thứ ba nhằm nâng cao khả năng vận hành tòa nhà một cách đồng bộ và tổng thể. Hệ thống có khả năng phù hợp với nhiều dạng tòa nhà. Qua đó giảm tối đa các công việc thủ công, tiết kiệm thời gian và công sức.
Xem thêm bài viết:
Cách tính diện tích GROSS và diện tích NET trong văn phòng
Office Amenities Là Gì? Top 8 tiện ích trong văn phòng
Lợi ích của hệ thống BMS trong tòa nhà văn phòng
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS mang lại nhiều lợi ích cho chủ tòa nhà trong quá trình vận hành và kiểm soát dữ liệu hiệu quả:
- Cung cấp môi trường làm việc tối ưu, từ đó tăng cường hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên, giúp công việc diễn ra hiệu quả và tăng cường sự cạnh tranh của toà nhà trên thị trường
- Giúp giảm khí thải và lượng nước tiêu thụ, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và hỗ trợ phát triển bền vững
- Giảm lượng năng lượng tiêu thụ và chi phí vận hành của tòa nhà, đồng thời giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa
- Theo dõi hiệu suất của các hệ thống và thiết bị, từ đó đưa ra các cảnh báo sớm về các vấn đề tiềm ẩn hoặc hỏng hóc, giúp ngăn ngừa hậu quả tiêu cực và đảm bảo tính khả dụng và độ tin cậy của tòa nhà
- Cho phép quản lý từ xa, giúp giám sát và điều chỉnh các hoạt động của toà nhà một cách dễ dàng và thuận tiện, bất kể nơi đâu và vào bất kỳ thời điểm nào
- Cải thiện hiệu suất, tiết kiệm chi phí và tăng cường sự hài lòng của cư dân và nhân viên
Hệ thống BMS điều khiển các hệ thống thiết bị nào?
Phần mềm quản lý tòa nhà BMS thực hiện các nhiệm vụ điều khiển, giám sát các hệ thống sau:
- Hệ thống phân phối điện, máy phát điện dự phòng
- Hệ thống âm thanh
- Hệ thống thang máy
- Hệ thống kiểm soát ra vào, an ninh
- Hệ thống máy lạnh, điều hòa thông gió
- Hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS
Các chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS:
- Hệ thống điều hòa không khí: giám sát và điều chỉnh hoạt động của hệ thống điều hòa, tùy chỉnh nhiệt độ theo từng khu vực dựa trên cài đặt hoặc tự động điều chỉnh theo điều kiện thực tế của môi trường
- Hệ thống thông gió: điều khiển việc bật/tắt, tốc độ hoạt động của hệ thống thông gió theo các chế độ tự động dựa trên tín hiệu từ các cảm biến, tự động theo lịch, hoặc bật/tắt thủ công
- Hệ thống camera an ninh: tiếp nhận, lưu trữ và quản lý các hình ảnh/video từ hệ thống camera an ninh. Hệ thống cũng đưa ra các cảnh báo về chế độ hoạt động của camera
- Hệ thống điều khiển chiếu sáng: hỗ trợ bật/tắt hệ thống đèn tại các khu vực công cộng tự động theo lịch hoặc bật/tắt thủ công thông qua màn hình giám sát mà không cần đến tận nơi
- Hệ thống thang máy: kiểm soát, theo dõi trạng thái vận hành của thang máy, BMS phát hiện và thông báo kịp thời các vấn đề, sự cố của thang và điều khiển hoạt động của thang mà không cần nhân viên kỹ thuật đến tận nơi
- Hệ thống điện: theo dõi, giám sát và ghi nhận thông tin về hoạt động tiêu thụ năng lượng của tòa nhà. Hệ thống BMS lưu trữ, xử lý và thiết lập các cảnh báo, báo cáo về tình trạng tiêu thụ năng lượng
- Hệ thống báo cháy: kết nối trực tiếp với hệ thống báo cháy, nắm bắt được tình trạng hoạt động của toàn bộ các thiết bị và cảnh báo của hệ thống báo cháy. Từ đó cung cấp chính xác địa chỉ xảy ra cháy nổ trong tòa nhà
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt: hệ thống điều khiển, giám sát chặt chẽ lượng nước trong bể, hệ thống bơm, hệ thống van cấp nước trong tòa nhà, bật/tắt máy bơm tự động hoặc bằng tay bởi nhân viên kỹ thuật
Cấu trúc của hệ thống BMS
Một hệ thống quản lý tòa nhà BMS tiêu chuẩn sẽ có các thành phần chính sau:
Cấp thực thi
Cấp thực thi bao gồm hai loại thiết bị:
- Thiết bị đầu vào: Bao gồm các thiết bị thu thập dữ liệu như cảm biến, camera, máy quét, máy quét vân tay…
- Thiết bị đầu ra: Bao gồm các thiết bị vận hành như quạt thông gió, điều hòa, đèn chiếu sáng, còi báo động, chuông báo cháy, loa phát thanh, máy bơm ngầm, van, động cơ điện,…
Nhiệm vụ chính của cấp thực thi là thu thập thông tin về an ninh, dữ liệu nhân viên và môi trường như không khí, độ ẩm, nhiệt độ, độ bụi,… Đồng thời chuyển đổi tín hiệu từ cấp quản lý thành các hoạt động cụ thể như bật tắt đèn, điều chỉnh nhiệt độ, mở van cấp nước,…
Cấp điều khiển
Cấp điều khiển tiếp nhận thông tin từ cấp quản lý để xử lý và chuyển đổi thành dữ liệu quyết định hoạt động của các thiết bị trong cấp thực thi. Thông thường, cấp này tích hợp các thiết bị như DDC, PLC, PAC,…
Cấp giám sát và điều khiển
Bao gồm hệ thống Workstation cung cấp giao diện đồ họa trực quan cho quản trị viên tương tác với hệ thống. Nhiệm vụ của cấp này là hỗ trợ nhân viên trong cài đặt ứng dụng quản trị, giám sát và cảnh báo về các sự cố. Quản trị viên có thể tương tác trực tiếp trên bảng điều khiển trung tâm, bao gồm các biểu đồ dữ liệu và báo cáo định kỳ,…
Cấp quản lý
Đây là cấp cao nhất trong hệ thống BMS, có nhiệm vụ giám sát, điều hành và ra lệnh cho các hệ thống thực thi. Chức năng chính của cấp này là xử lý dữ liệu thu thập từ các cấp bên dưới như lịch sử sử dụng năng lượng, chi phí vận hành, lịch sử cảnh báo và sự cố.
Bài viết đã giải thích chi tiết về khái niệm hệ thống BMS là gì? Hệ thống quản lý tòa nhà văn phòng BMS là công nghệ thông minh không thể thiếu cho việc quản lý và vận hành hiệu quả toà nhà văn phòng hiện nay. Qúy khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng Tân Bình hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Thông tin liên hệ:
- Hữu Toàn Office
- Địa chỉ: 101D Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0937606509
- Email: office@huutoanlogistics.com
- Website: https://huutoanoffice.vn
Văn phòng chia sẻ quận 4 tiện ích đẩy đủ
Phí dịch vụ thuê văn phòng là gì? Cách tính giá phí dịch vụ
Coworking Space Quận 1 chuyên nghiệp uy tín nhất
Cách bố trí văn phòng làm việc nhỏ gọn khoa học
Thuế suất cho thuê văn phòng 8% hay 10%
21+ Background văn phòng làm việc ấn tượng nhất 2024