Vệ sinh văn phòng sẽ tạo ra không gian làm việc tốt và sạch sẽ cho nhân viên. Checklist vệ sinh văn phòng giúp sắp xếp và thực hiện công tác vệ sinh hợp lý và tiết kiệm tối đa thời gian. Hãy cùng tìm hiểu về mẫu checklist vệ sinh văn phòng chi tiết các hạng mục ngay sau đây.

Checklist vệ sinh văn phòng là gì?

Checklist vệ sinh văn phòng là bảng danh sách các công việc vệ sinh cần hoàn thành hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng.

Checklist vệ sinh hàng ngày giúp ban quản lý kiểm soát công việc cần làm, kiểm tra tình trạng vệ sinh từng khu vực đã hoàn thành hay chưa. Nhờ đó, quản lý có thể phân bổ thời gian từng công việc phù hợp cũng như đúng trình tự. Vệ sinh các khu vực sẽ được thực hiện khoa học, giúp nâng cao hiệu suất công việc.

Checklist vệ sinh văn phòng là gì?

Ưu điểm của checklist vệ sinh văn phòng

Checklist vệ sinh văn phòng có nhiều ưu điểm trong cho việc quản lý và duy trì vệ sinh trong môi trường làm việc:

  • Checklist giúp tổ chức công việc vệ sinh hợp lý và có hệ thống. Nhờ vào danh sách các công việc cần thực hiện, quản lý hoặc nhân viên có thể dễ dàng theo dõi và hoàn thành từng bước một
  • Có checklist giúp đảm bảo không bỏ sót bất kỳ công việc nào trong quá trình vệ sinh văn phòng. Mọi công việc được liệt kê một cách cụ thể và dễ hiểu
  • Việc lập kế hoạch vệ sinh và thực hiện các công việc tạp vụ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn
  • Checklist là công cụ giúp kiểm soát chất lượng công việc vệ sinh. Những mục tiêu cụ thể được đề ra trong checklist giúp đánh giá hiệu quả của quá trình vệ sinh và xác định được các điểm cần cải thiện.

Xem thêm bài viết:

Thông báo giữ vệ sinh chung trong công ty mới nhất 2024

Nội quy vệ sinh văn phòng, công ty chi tiết đầy đủ nhất

Checklist vệ sinh văn phòng gồm những gì?

Để đạt được mục tiêu trong công việc, bảng checklist cần được bố trí hợp lý với các mục sau:

  • Số thứ tự: đánh số thứ tự cho mỗi công việc để biểu thị số lượng công việc cần thực hiện
  • Nội dung công việc: liệt kê các nhiệm vụ mà đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh sẽ thực hiện cho khách hàng doanh nghiệp
  • Thời gian: ghi lại ngày tháng năm thực hiện các công việc.
  • Người thực hiện: điền đầy đủ họ và tên của nhân viên vệ sinh thực hiện công việc.
  • Kết quả: đánh dấu (X) vào ô nếu công việc chưa hoàn thành và (√) vào ô nếu đã hoàn thành
  • Đề xuất: ghi rõ các hạng mục cần cải thiện khi thực hiện công việc thực tế.
  • Nhận xét: ghi nhận ý kiến từ người quản lý hoặc đại diện của khách hàng trong quá trình nghiệm thu và đưa ra nhận xét.

Checklist vệ sinh văn phòng gồm những gì?

Mẫu checklist vệ sinh văn phòng mới nhất 2024

Bảng checklist vệ sinh văn phòng giúp đơn vị kinh doanh kiểm soát và đánh giá cụ thể về dịch vụ vệ sinh mà họ đang sử dụng. Dưới đây là mẫu checklist vệ sinh văn phòng mà bạn có thể tham khảo:

STTNội dung công việcThời gianNgười thực hiệnKết quảĐề xuấtNhận xétKý tên
Khu vực chung
1Làm sạch nền nhà (quét và lau)
2Lau kính, bệ cửa sổ
3Thu gom rác thải
4Đổ rác ở nơi tập kết
5Lau dọn bàn làm việc
6Hút bụi trong phòng, thảm
7Lau kính vách ngăn
8Dọn dẹp tủ hồ sơ
9Lau dọn kệ giày, dép
Khu vực bếp và nơi nghỉ ngơi
1Làm sạch đồ dùng ở nhà bếp
2Lau chùi và dọn dẹp tủ lạnh
3Làm sạch xung quanh bồn rửa chén và vòi rửa
4Làm sạch bàn ăn
5Quét dọn chỗ nghỉ ngơi
Khu vực nhà vệ sinh
1Làm sạch lavabo và bồn rửa tay
2Chà trong, ngoài bồn cầu
3Lau gương và kệ tủ
4Khử trùng bề mặt
5Khử mùi và xịt thơm
6Thêm giấy vệ sinh và xà phòng

Tải mẫu : Tại Đây

Các công việc trong checklist vệ sinh văn phòng

Tại các tòa nhà văn phòng, việc vệ sinh khu vực chung, khu vực bếp và nghỉ ngơi, cùng nhà vệ sinh rất quan trọng. Mỗi khu vực đều có những công việc cụ thể được ghi rõ trong checklist vệ sinh.

Đối với khu vực chung, các công việc bao gồm:

  • Làm sạch sàn nhà: quét dọn, lau sạch và tẩy vết ố bẩn
  • Lau kính và bệ cửa sổ: lau sạch cả trong và ngoài kính của cửa chính, cửa sổ và vách ngăn
  • Thu dọn rác thải: kiểm tra và thay túi rác
  • Lau dọn bàn làm việc: sắp xếp lại hồ sơ và lau sạch bụi trên bàn
  • Rửa sạch và thay thế ly uống nước: đảm bảo các lý sạch sẽ và thay thế ly cũ
  • Lau sàn và chùi toilet: dọn dẹp và lau sạch các thiết bị trong nhà vệ sinh
  • Hút bụi thảm, hút bụi trong phòng và vệ sinh ghế văn phòng bao gồm cả gầm tủ và hộc tủ

Các công việc trong checklist vệ sinh văn phòng

Trong danh sách kiểm tra vệ sinh cho khu vực bếp và phòng nghỉ, các công việc bao gồm:

  • Vệ sinh khu vực bồn rửa chén: lau chùi các vết bẩn và dầu bám trên bồn
  • Làm sạch bàn ăn và khu vực quầy ăn
  • Vệ sinh các vật dụng khác trong phòng, lau khô và sắp xếp chúng gọn gàng
  • Dọn dẹp bụi bẩn ở các góc tường, quét và lau sạch sàn ở khu vực nghỉ ngơi

Dọn dẹp khu vực vệ sinh:

  • Lau chùi kỹ càng cả trong và ngoài toilet
  • Đảm bảo luôn có đủ giấy vệ sinh và xà phòng sạch sẽ
  • Vệ sinh khu vực bồn rửa tay và làm sạch gương
  • Dọn sạch vách ngăn và loại bỏ bụi bẩn trên kệ tủ

Trên đây là một số chia sẻ về mẫu checklist vệ sinh văn phòng đầy đủ. Hữu Toàn Office hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích, giúp cải thiện môi trường làm việc và xây dựng không gian thoải mái cho nhân viên. Ngoài ra quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê văn phòng quận Tân Bình hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Hữu Toàn Office
  • Địa chỉ: 101D Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0937606509
  • Email: office@huutoanlogistics.com
  • Website: https://huutoanoffice.vn

5/5 - (2 bình chọn)