GFA là khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng để tính toán chính xác thông số cơ bản. Tuy nhiên không phải ai hiểu rõ GFA là gì? Cùng Hữu Toàn Office tìm hiểu về ý nghĩa cũng như cách tính GFA trong văn phòng qua bài viết dưới đây nhé.

GFA là gì?

GFA (Gross Floor Area) là tổng diện tích sàn hoặc tổng diện tích mặt sàn. Bao gồm tất cả các không gian trong công trình như mặt sàn trong và ngoài nhà, tầng hầm, độ dày của bức tường, căn hộ áp mái,…

Các khu vực và không gian không liên kết với tòa nhà sẽ không được tính vào tổng diện tích sàn. Ví dụ, bãi đậu xe, thang máy, hành lang chung nối các lối đi và bể chứa không được tính vào GFA.

Tổng diện tích sàn xây dựng của các loại công trình thường được tính dựa trên các khu vực xây dựng, gồm cả phần ban công của tất cả các tầng trong tòa nhà.

GFA là gì?

Ý nghĩa của GFA trong văn phòng là gì?

GFA được sử dụng để tính hệ số sử dụng đất. Ngoài ra, GFA còn tính toán để dự trù các chi phí cần thiết cho việc xây dựng công trình. Nhờ đó, các kiến trúc sư có thể lên kế hoạch thiết kế và thi công nội thất, ngoại thất hiệu quả.

Tính toán GFA trong văn phòng cũng là bước quan trọng để hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Đặc biệt, thông qua việc tính toán GFA, người ta có thể ước lượng nguyên vật liệu, công việc cần thực hiện và thời gian hoàn thành dự án.

Xem thêm bài viết:

Agile Workspace là gì? Các loại hình Agile Workspace hiện nay

Satellite Office là gì? Ưu điểm của Satellite Office

NFA/NSA là gì?

Diện tích sàn kinh doanh (NFA/NSA) được tính theo hai phương pháp, gọi là “Tim tường” và “Thông thủy”.

“Tim tường” là cách tính diện tích từ trung tâm của tường căn hộ, bao gồm tường quanh ngôi nhà, các tường phân chia căn hộ, diện tích sàn có cột và các hộp kỹ thuật trong căn hộ. Diện tích tim tường hay còn được gọi là diện tích phủ bì.

“Thông thủy” là thuật ngữ Hán Việt, có nghĩa là nơi nước có thể chảy qua mà không gặp sự cản trở. Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong ngành xây dựng, thiết kế và kiến trúc.

“Thông thủy” là diện tích được tính từ các điểm mà nước có thể tự do lan tỏa, gồm cả phần tường phân chia các phòng trong căn hộ và diện tích của ban công.

Trong tính toán diện tích thông thủy, không tính các thành phần như tường bao quanh ngôi nhà, tường phân chia căn hộ, diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật trong căn hộ.

Ý nghĩa NFA/NSA trong xây dựng văn phòng

Diện tích tim tường giúp làm rõ quyền sở hữu căn hộ, điều mà diện tích thông thủy không thể làm được. Tuy nhiên, tính theo diện tích tim tường cũng có nhược điểm. Một số căn hộ có nhiều cột chịu lực và hộp kỹ thuật đi qua, điều này có thể gây bất tiện và thiệt cho người sử dụng.

Diện tích thông thủy cho phép xác định diện tích sử dụng thực tế của họ so với diện tích phải trả tiền.

Diện tích thông thủy càng gần với diện tích bên ngoài càng tốt, bởi nó phụ thuộc vào điều kiện kiến trúc và cấu trúc mà diện tích thông thủy có thể mở rộng tối đa lên đến mức nào.

Thực tế, nhiều người không chú ý đến diện tích thông thủy hoặc diện tích sàn xây dựng, chỉ quan tâm đến diện tích được thể hiện trong các tài liệu mua bán, do đó, người mua hoặc sử dụng rất dễ bị thiệt nếu không chú ý đến hai loại diện tích này.

Ý nghĩa NFA/NSA trong xây dựng

Cách tính GFA trong xây dựng văn phòng

Cách tính GFA chuẩn như sau:

GFA = Z x H

Trong đó:

  • H là số tầng
  • Z là diện tích sàn từng tầng ngoại trừ không gian văn phòng

Ngoài ra, GFA còn được áp dụng cách tính phổ biến bởi các nhà thầu như sau: 

Diện tích sử dụng = Diện tích sàn sử dụng + Phần diện tích khác (mái, móng, sân, tầng hầm,…).

Trong đó:

  • Phần mái: nếu dùng gạch lát, diện tích mái được tính là 10%. Nếu dùng bê tông cốt thép, không lát gạch, diện tích mái được tính là 50%
  • Phần sân: nếu sân có diện tích 20m2 và có tường rào, cột và nền lát thì tính 100%. Nếu diện tích <40m2, chỉ tính 70%. Phần sân có diện tích ≥40m2, có lát gạch, tường rào và cột, chỉ tính 50%
  • Phần móng: móng đơn tính 30%. Móng băng tính 50%. Móng đài xây trên nền cọc bê tông, cốt thép tính 35%. Sử dụng bê tông cốt thép gia cường, tính 20%
  • Diện tích sàn văn phòng: có mái che tính 100%, không có mái che nhưng có lát gạch nền sẽ tính 50%. Diện tích sàn >4m2, tính 70%. Diện tích sàn >8m2, tính 50%

Cách tính GFA trong xây dựng

Bài viết đã giải thích cho bạn chi tiết về khái niệm GFA là gì cũng như cách tính GFA trong xây dựng văn phòng. Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin về dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc, liên hệ trực tiếp tới Hữu Toàn Office để được đội ngũ chuyên gia giải đáp chi tiết nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Hữu Toàn Office
  • Địa chỉ: 101D Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0937606509
  • Email: office@huutoanlogistics.com
  • Website: https://huutoanoffice.vn
5/5 - (1 vote)